Jacqueline Đặng sinh năm 1998, là 9X gốc Việt, sinh sống tại bang Arizona, Mỹ. Mỹ nhân này từng tham gia nhiều cuộc thi và giành chiến thắng như Miss Vietnam Global - Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2017, Miss International Beauty - Hoa hậu Sắc đẹp Quốc tế 2018.
Năm ngoái, Jacqueline Đặng- Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2017 còn tham gia cuộc thi Miss Planet International - Hoa hậu Quốc tế Hành tinh 2019 tại Campuchia và giành được ngôi vị Hoa hậu nhân ái - Miss Humanitarian 2019, đồng thời lọt top 16 chung cuộc.
Lúc sinh thời, cô đã tham gia và tự tay sắp xếp các chuyến đi thiện nguyện vì Trẻ em nghèo cơ nhỡ tại Việt Nam mỗi lần có dịp về thăm quê hương.
Cuối năm 2019, Hoa hậu Việt Nam toàn cầu 2017 đã từng về Việt Nam làm từ thiện và tham gia phỏng vấn cho chương trình "Mốt & Cuộc sống" của một đài địa phương và tham gia chụp hình với những bộ áo dài tuyệt đẹp của Việt Nam.
Nói về ước nguyện tương lai, Jacqueline Đặng tâm sự: "Tôi sẽ tiếp tục thời gian để hỏi thăm, quan tâm và động viên các em nhỏ. Vì có thể chúng đã quên mất những điều chúng đã làm được, đã vượt qua.
Ngân An
Jacqueline Đặng - Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2017 qua đời ở Arizona, Mỹ vì một cơn đau tim.
" alt=""/>Bộ ảnh cuối cùng của Hoa hậu Jacqueline Đặng đột tử ở tuổi 23![]() |
GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ tại hội thảo "Trường học không áp lực - Đi học là hành phúc" |
“Trong nửa thế kỷ qua, chúng ta có thể thấy thế giới tiến bộ như thế nào, nhưng trong tất cả sự tiến bộ ấy của xã hội thì ngành ít tiến bộ nhất là giáo dục. Đó là nỗi đau của dân tộc, của gia đình.
Bây giờ trẻ em hiện đại có những cái bố mẹ, ông bà nó chưa có. Bạn mua cái tivi về bố mẹ đang loay hoay thì nó xong rồi. Ngày xưa có 5% dân cư đi học để làm ông này ông nọ. Bây giờ 100% dân cư đi học. Ngày trước 95% dân cư không đi học vẫn sống bình thường. Ngày nay 100% dân cư muốn sống bình thường phải đi học” – GS. Hồ Ngọc Đại phát biểu.
Tại hội thảo, ông cũng nhắc lại một câu nói mà ông từng nói cách đây 30 năm, rằng: “Nền giáo dục hiện đại đào tạo ra những người bình thường”. Theo ông, một nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục tôn trọng sự khác biệt của mỗi học sinh.
Khi đề cập đến vấn đề chọn trường, chọn lớp đang rất “nóng” hiện nay hay việc cho trẻ đi học trước trước khi bước vào năm học mới, GS khẳng định: “Học trước hay học thêm là việc rất không nên. Hiện nay, việc chọn trường là một thất bại về mặt nghiệp vụ sư phạm. Đó là một lỗi tận gốc, trông mong vào những cá nhân hành nghề, trông mong vào địa phương hành nghề, tập thể hành nghề. Còn nếu đã có công nghệ rồi thì ai làm cũng được, học ở đâu cũng được”.
“Nếu chúng ta có một nghiệp vụ sư phạm mới, có công nghệ giáo dục đưa vào thì chỉ 30-40 năm nữa chúng ta có một dân tộc khác. Vì khi trẻ con tự học lấy, tự làm lấy, nó sẽ tự tin. Mà những người tự học lấy, tự làm lấy, họ tự tin thì cũng sẽ tự trọng”.
GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, nếu như khi đến trường, hãy tạo cho trẻ một môi trường học tập không áp lực, không nhồi nhét, không thầy đọc trò chép, thì khi nghỉ hè hãy để cho trẻ được chơi. “Trẻ con học ở trường là hoàn toàn đủ. Cuộc đời còn bao nhiêu thứ nữa chứ đâu phải chỉ mấy chữ. Mùa hè nên cho trẻ chơi. Đó là hạnh phúc của trẻ, đừng cướp mất hạnh phúc đó”.
Đi theo triết lý của công nghệ giáo dục, Hiệu trưởng hệ thống giáo dục CGD Victory – ông Lê Tiến Thành cho biết, trọng tâm giáo dục của CGD Victory là giáo dục con người: phát triển các kỹ năng và phẩm chất: tự giác, tự quản, tự học, tự đánh giá, tự chủ và tự tin. Chương trình giáo dục của trường dựa trên hai phương châm: cơ bản và phát triển. Cơ bản để đáp ứng yêu cầu giáo dục cơ bản toàn diện cho mọi học sinh. Phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển riêng của mỗi học sinh.
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Đức Hiền).
Giá trị GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 140 triệu đồng/năm, tăng 7,5-8%, tương đương tăng gần 10 triệu đồng so với năm 2023; tổng vốn đầu tư FDI thu hút ước đạt 600 triệu USD, bằng 150% kế hoạch, tương đương với năm 2023; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt gần 30.500 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt trên 25.000 tỷ đồng.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh Vĩnh Phúc cả năm ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được giao. Dự kiến đến hết năm 2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 200 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 13 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới thông minh, 42 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 12 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 1 huyện đạt nông thôn mới nâng cao.
Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,44%, giảm 0,175% so với năm 2023…
Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế 8-9% so với năm 2024; tổng thu ngân sách phấn đấu đạt trên 27.000 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt trên 22.000 tỷ đồng; thu hút đầu tư đạt 600 triệu USD vốn FDI và 3.000 tỷ đồng vốn DDI; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3%...
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An phát biểu kết luận tại hội nghị (Ảnh: Đức Hiền).
Các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho rằng trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng với nỗ lực cố gắng và quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển khá toàn diện, tạo tiền đề để bước vào năm cuối của nhiệm kỳ 2020-2025.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, các đại biểu đề nghị trong thời gian tới cần xác định rõ kịch bản tăng trưởng năm 2025 hướng tới đưa tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 2 con số; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong cải cách hành chính; chấn chỉnh thái độ làm việc của cán bộ các cấp.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng yêu cầu cần tăng cường quản lý đô thị, yêu cầu chủ đầu tư đô thị bàn giao hạ tầng các khu đô thị cho địa phương quản lý để có kế hoạch đầu tư hạ tầng đô thị và người dân đô thị được hưởng các dịch vụ công ích; tiếp tục nghiên cứu đầu tư nhà máy xử lý rác thải.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp, hoàn thiện các báo cáo trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến; trong đó, nghiên cứu các giải pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2025 và của cả nhiệm kỳ.
Ông An cũng yêu cầu cần làm rõ những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; bổ sung đánh giá việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy tác động đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; bổ sung nội dung chống lãng phí trong các hoạt động quản lý Nhà nước.
" alt=""/>Vĩnh Phúc: 14/15 chỉ tiêu kinh tế